Thứ Năm Tuần Thánh là một trong những ngày quan trọng nhất trong toàn bộ lịch sử. Đó là ngày trụ cột chính trong cuộc đời Chúa Giêsu. Dưới đây là 10 điều bạn nên biết và làm thế nào để cử hành các điều ấy trong ngày Lễ quan trọng này.
Trong mọi Thánh lễ chúng ta đều nghe những lời ‘Trong đêm Người bị trao nộp’. Đó chính là Thứ Năm Tuần Thánh, là đêm quan trọng nhất trong mọi đêm trong lịch sử.
Dưới đây là 10 điều bạn nên biết.
1. Điều gì đã xảy ra trong Đêm Thứ Năm Tuần Thánh đầu tiên?
Cả một khối khổng lồ những sự kiện đầy kinh ngạc! Đó chính là đêm trụ cột chính trong cuộc đời Chúa Giêsu.
Đây là một số những sự kiện mà Tin Mừng đã ghi lại cho ngày quan trọng này (bao gồm cả những sự kiện đã diễn ra sau nửa đêm).
– Chúa đã bảo Thánh Phêrô và Thánh Gioan chuẩn bị một căn phòng trên lầu để tổ chức bữa Tiệc Lễ Vượt Qua.
– Người đã rửa chân cho các tông đồ.
– Người đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên.
– Người thiết lập Bí tích truyền chức Thánh.
– Người đã tiên báo việc Giuđa sẽ phản bội Người.
– Người ban “điều răn mới” là phải yêu thương nhau.
– Người chỉ rõ việc Phêrô có vai trò Mục tử đặc biệt ở trong số các tông đồ.
– Người tiên báo rằng Phêrô sẽ chối không biết Người.
– Người đã cầu nguyện cho sự hợp nhất của những kẻ theo Người.
– Tất cả những sự kiện trên được Gioan ghi chép tại trong 5 chươngcủa Tin Mừng Thánh Gioan (John 13-18).
– Người đã hát Thánh vịnh.
– Người đã lên Núi Cây Dầu.
– Người đã cầu nguyện trong Vườn Gethsemane.
– Người đã bị Judas phản bội.
– Người đã ngăn các tông đồ khỏi sự chống cự với bạo lực.
– Người đã chữa lành tai của Malchus, người đầy tớ thầy thượng phẩm sau khi người này bị Tông đồ Phêrô dùng gươm chém đứt tai.
– Người đã bị điệu đến trước mặt thày cả thượng phẩm Annas và Caiphas.
– Người đã bị thánh Phêrô chối không biết Ngài.
– Người đã bị điệu đến trước mặt quan Philatô.
– Đó là một ngày quan trọng vô cùng.
– Nếu bạn muốn đọc những trình thuật của Tin Mừng, bạn có thể dùng đường link sau đây.
Mt 26:17-75
Mc 14:12-72
Lc 22:7-62
Ga 13:1-18:27
2. Tại sao đôi khi người ta gọi Thứ Năm Tuần Thánh là “Maundy Thursday”?
Từ ngữ “Maundy” có nguồn gốc từ chữ Latinh “mandatum” hay “mandate”.
Chữ này dùng trong bản viết tiếng La Tinh trong Tin Mừng Thánh Gioan 13:34.
Ý nghĩa là “Ta ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu anh em.”
Vì thế, thứ Năm Tuần Thánh vì khi được gọi là Maundy Thursday bởi vì chính ngày này Chúa Giêsu đã ban cho chúng ta một điều răn mới : Đó là hãy yêu thương nhau như Người yêu thương chúng ta.
3. Theo nghi thức phụng vụ, việc gì đã xảy ra vào ngày này?
Có một số việc:
Đức Giám Mục cử hành “Thánh Lễ Truyền Dầu” với các linh mục của mình (thường xuyên như vậy).
Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly được tổ chức vào buổi chiều.
Trong Thánh Lễ Bữa Tiệc Ly, linh mục cử hành nghi thức rửa chân.
Nhà Tạm để trống và Bánh Thánh được đặt ở một nơi khác.
Bàn thờ không trải khăn.
Giáo dân được mời cầu nguyện trước Thánh Thể trong khi Thánh Thể yên nghỉ.
4. “Lễ Truyền Dầu” là gì?
Theo tài liệu chính thức về những nghi thức liên quan đến Mùa Phục Sinh, Paschales Solemnitatis: Trong Lễ Truyền Dầu, mà Đức Giám Mục cùng dâng lễ với những linh mục trong giáo phận và trong thánh lễ đó dầu thánh được thánh hiến và dầu được làm phép, diễn tả sự hiệp nhất của các linh mục với giám mục của mình trong cùng một Thiên chức linh mục và thừa tác vụ của Chúa Kitô.
Tất cả những linh mục cùng dâng lễ với Đức Giám Mục của mình phải tụ họp về tham dự Thánh Lễ này từ khắp mọi nơi trong giáo phận, vì thế họ sẽ là những người chứng kiến sự thánh hiến của dầu thánh và là những người cộng tác, như trong sứ vụ hàng ngày, họ là những người trợ giúp và cố vấn cho giám mục. Giáo dân cũng được khuyến khích tham dự thánh lễ này và họ cũng được đón nhận Thánh Thể.
Theo truyền thống, Thánh Lễ Làm Phép Dầu được cử hành vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó mà giáo dân và các linh mục không thể tụ họp nhau được với vị giám mục thì nghi kễ sẽ được chuyển sang một ngày khác, nhưng phải rất gần với ngày Lễ Phục Sinh.
Dầu Thánh và Thánh dầu dự tòng được sử dụng trong nghi lễ của những bí tích mở đầu trong đêm Phục Sinh.
5. Tại sao Thánh Lễ Tiệc Ly lại mang tính đặc biệt?
Theo nghi thức Lễ Vượt Qua long trọng (Paschales Solemtitatis):
Cần phải lưu ý một cách cẩn thận tới những mầu nhiệm được tưởng niệm huyền bí trong Thánh lễ: việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, việc thiết lập bí tích Truyền CHức Thánh , và lệnh truyền của Chúa Kitô về tình yêu thương mang tính huynh đệ: Bài giảng phải giải thích thật rõ những điểm chính này.
6. Thánh Thể có đặt trong nhà tạm trong Thánh Lễ này không?
Không. Theo nghi thức Phụng Vụ trọng thể.
Nhà Tạm hoàn toàn để trống trước khi cử hành nghi thức.
Mình Thánh dùng cho giáo dân phải được thánh hiến trong Thánh lễ.
Một số bánh lễ đủ phải được Thánh hiến để dùng cho việc rước lễ trong ngày hôm sau.
7. Nghi thức rửa chân ám chỉ điều gì và có phải chỉ được thực hiện cho nam giới mà thôi không?
Theo nghi thức Phụng Vụ trọng Thể:
Việc rửa chân cho những nam nhân đã được chọn, theo truyền thống, được thực hiện trong ngày này, mang biểu tượng sự phục vụ và tình bác ái của Chúa Kitô, Đấng đã đến “không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ”. Truyền thống này nên được lưu giữ, và ý nghĩa tương xứng phải được giải thích.
Mặc dầu có một số giải thích nghi thức này (rửa chân) là phản ảnh một định chế về chức linh mục hoặc gắn liền với các Tông Đồ. Nhưng việc giải thích này không thấy ghi trong những văn kiện chính thức của Giáo Hội, ví dụ như Nghi Thức Thánh Lễ Long trọng là nơi giải thích nghi thức này mang tính phục vụ và bác ái yêu thương.
Mặc dầu mãi đến năm 2016, những văn bản chính thức của Giáo Hội ghi là chỉ rửa chân cho nam nhân do chữ Men (Latin là Viri) trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Toà Thánh đã cho phép cá nhân các giám mục rửa chân cho nữ nhân và nam nhân (vì chữ Vir có nghĩa là “con người” chứ không phải “nam giới” trong một số trường hợp.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện điều đó và vào năm 2016, Ngài đã cho phép Thánh Bộ Phụng Tự xem xét sửa đổi luật cũ cho phù hợp với thực hành ngày nay.
8. Việc gì đã diễn ra vào cuối Thánh Lễ Tiệc Ly?
Theo Nghi Thức Phụng Vụ Trọng Thể: Sau lời nguyện Hiệp lễ, rước kiệu với Thánh giá đi đầu được bắt đầu. Bánh Thánh đã được làm phép được kiệu đi giữa đèn cầy và hương trong thánh đường, để đặt vào nhà tạm trong tiềng hát của kinh “Pange Lingua” hay một bài thánh ca Thánh Thể nào khác.
Nghi lễ di chuyển Thánh Thể này có thể không được thực hiện nếu Nghi Thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu không được tổ chức trong cùng một nhà thờ vào ngày hôm sau.
Mình Thánh phải được lưu giữ trong Nhà Tạm khoá kín hay hộp đựng Thánh thể. Mình Thánh không được đặt trong Mặt Nhật trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nơi Nhà Tạm không được có hình dạng giống ngôi mộ và từ giống “ngôi mộ” cần phải tránh sử dụng. Nhà Tạm không được trang trí để diễn tả việc an tang Chúa
nhưng là nơi giữ Mình Thánh để sử dụng trong Phần Hiệp Lễ vào Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
9. Có nghi thức tôn vinh Thánh Thể vào thời điểm này hay không?
Theo Nghi Thức Phụng Vụ Trọng Thể:
Sau Thánh Lễ Tiệc Ly, giáo dân được khuyên nên dành một thời gian trong đêm hôm đó tại nhà thờ để tôn vinh trước khi Bí Tích Thánh Thể được cất giữ một cách trọng thể.
Những nơi thích hợp, nghi thức tôn vinh Thánh Thể kéo dài này có thể đi kèm với việc đọc một phần của Phúc Âm Thánh Gioan (13-17)
Tuy nhiên, từ nửa đêm trở đi, nghi thức tôn vinh không kèm theo những hình thức trọng thể bên ngoài bởi vì đó là thời điểm bắt đầu Cuộc Khổ Nạn của Chúa.
10. Việc gì sẽ diễn ra trong việc trang trí nhà thờ lúc này?
Theo Nghi Thức Phụng Vụ Trọng Thể:
Sau Thánh Lễ, khăn trải bàn thờ phải được lấy đi.
Tất cả những Thánh Giá trong nhà thờ phải được che kín với khăn màu đỏ hay màu tím, trừ khi đã được che kín vào ngày thứ Bảy trước Ngày Chúa Nhật.
Không được thắp đèn trước tượng ảnh các thánh.
Nguồn: Giáo Phận Phú Cường